Mì Quảng – Đặc Sản Xứ Quảng

 

1. Nguồn gốc của mì Quảng

  • Nguồn gốc của mì quảng được xác định ngay từ cái tên gọi. Chúng được bắt bắt nguồn từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng xưa. Còn từ “mì” là nói đến chất liệu bột làm nên những sợi mì quảng.
  • Sở dĩ mì Quảng có tên gọi như vậy là do sự giao thoa giữa văn hóa người Việt với người Tàu. Vào giữa thế kỷ XVI, dưới thời chúa Nguyễn Nguyễn, đất Hội An trở thành nơi buôn bán giao thương đông đúc với các thương nhân nước ngoài. Vì thế nơi đây có rất nhiều người Tàu du nhập vào Quảng Nam – Đà nẵng xưa, mang theo khá nhiều món ăn đặc sắc của họ, trong đó có cả món mì Quảng bây giờ.

 

2. Ý nghĩa của món mì Quảng

  • Tương tự như con người, mỗi người được xây dựng nên từ những tính cách riêng biệt thì mỗi vùng miền cũng mang nét đặc trưng riêng bởi những món ăn đặc biệt, chỉ có riêng tại vùng miền đó. Chẳng hạn: miền Trung được mệnh danh là “ngũ Quảng” nhưng mì Quảng lại chỉ có riêng tại xứ Quảng Nam.
  • Đặc biệt, mì Quảng đã thể hiện đầy đủ ở cả cái tên. “Mì” thực chất là nguyên liệu tạo ra sợi mì, không phải là bột mì hay bột gạo. Sau quá trình chế biến công phu, tỉ mỉ, người ta sẽ tạo ra những sợi mì mềm mại, không quá dẻo cũng không quá khô cứng, mang một màu trắng của tinh bột gạo. Ngoài ra, chúng ta còn phải chuẩn bị nhiều loại nguyên liệu khác nhau như: tôm, trứng cút, thịt heo, thịt gà,…để làm nước lèo (nước chan mì). Tiếp đến là chuẩn bị 1 tô rau sống với đủ các loại rau để ăn kèm với mì quảng, tạo nên hương vị thơm ngon, hấp dẫn hơn, ăn hoài không ngán.
  • Không như phở, nước lèo của mì Quảng có độ đậm đặc, ngon ngọt từ các loại nguyên liệu. Nước chan của mì rất ít, không bao giờ ngập hết sợi mì nên trông rất hài hòa, đẹp mắt.
  • Hiện tại, mì Quảng được xếp vào danh sách 12 món ăn của Việt Nam được công nhận giá trị ẩm thực Châu Á. Đây là món ăn vừa dân dã vừa mang đặc trưng của người dân Quảng Nam. Món ăn mộc mạch, chân chất mà đậm đà, thân thương.
  • Thời gian ngày càng trôi đi nhưng mì Quảng vẫn chứng tỏ được sức sống bền bỉ như cây bám trên mặt đất. Khi rời khỏi vùng đất này, mì Quảng không đơn thuần là món ăn nữa mà trở thành một trong những nét đẹp văn hóa ẩm thực Quảng Nam.

3. Hương vị đậm đà của mì Quảng

  • Hiện tại, mì Quảng có khá nhiều phiên bản khác nhau như: mỳ cá lóc, mỳ gà, mỳ tôm thịt, mỳ bò,…
  • Mỳ quảng không phải là món ăn khó nấu nhưng yêu cầu chuẩn bị nhiều nguyên liệu, thực hiện công phu, tỉ mỉ. Một tô mì Quảng phải đầy đủ các màu sắc, thành phần nguyên liệu tự nhiên như: tôm, thịt, trứng,…Ngoài ra còn có nước lèo, rau sống 9 vị, thêm cả bánh tráng mè, đậu phộng rang, nước chấm, gia vị chanh, ớt,…
  • Sợi mì phải vàng tươi, mềm mại, dẻo dai. Ăn cùng với loại ớt xanh, to ngon mới đúng điệu. Hương vị đậm đà của mì Quảng hòa quyện với chút vị ớt the cay tạo nên món ngon tuyệt hảo vô cùng.
  • Mỳ quảng còn được ăn kèm với bánh tráng mè đen. Bạn có thểm chấm bánh tráng với nước lèo hoặc bỏ vụn bánh, trộn chung vào tô mỳ. Khi ăn phải ăn kèm với rau sống mà rau sống phải đảm bảo 9 vị để tạo nên hương vị nồng nàn đặc trưng riêng, đó là: xà lách, húng quế, cải non mới nụ, giá đỗ, ngò rí, rau răm, hành hoa, hoa chuối.
  • Một tô mì Quảng đầy ắp tôm, thịt, trứng,…thơm tí chanh, ớt, bánh tráng mè đen, rau sống nữa là bạn đã được thưởng thức trọn vẹn món ăn đặc sắc nhất của miền Trung.

 

Bài viết liên quan